Các sản phẩm từ gỗ được
sử dụng hầu hết xung quanh cuộc sống của chúng ta. Việc sử dụng những mặt hàng
được làm từ gỗ hiện nay thực tế vẫn chưa có nhiều kiến thức về nguồn gôc của
các loại gỗ đó.
Sản
phẩm gỗ bạn đang dùng đến từ đâu?
Nguồn gỗ bạn sử dụng có
thể đến từ những sản phẩm gỗ được khai thác đúng luật hoặc có thể là trái phép.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các loài động vật hoang dã sinh sống trong đó
bao gồm những động vật quý hiếm đang mất đi nơi sinh sống và dần tuyệt chủng.
Bên cạnh đó việc mất rừng còn khiến tình trạng sạt lở và xói mòn đất cũng như
lũ lụt ở vùng hạ nguồn bị biến đổi.
Thực tế hiện nay việc bảo
vệ quản lý khai thác rừng vẫn chưa được quản lý tốt và phù hợp với tính đa dạng
sinh học và sức sống tiềm năng của rừng. . Hiện nay theo con số thống kê thì mới
chỉ có khaongr 10% diện tích rừng được quản lý một cách bền vững.
Với những cánh rừng được
trồng từ việc quản lý rừng một cách bền vững và có trách nhiệm xã hội thì hầu
như đều đạt được những chứng chỉ quốc tế về quản lý và khai thác rừng như chứng
nhận FSC/CoC.
Chứng
chỉ rừng
Với những loại chứng chỉ
rừng thì sẽ có những cơ chế quản lý, truy xuất cũng như dán nhãn mác cho các sản
phẩm gỗ một cách chi tiết. Do đó mà chất lượng quản lý rừng cũng sẽ được tuân
thủ theo một bộ tiêu chuẩn định sẵn.
Điểm ưu việt ở đây là chứng chỉ rừng không chỉ cải thiện
tình trạng chặt phá rừng trái phép, nó còn qui định các chỉ số về xã hội và
kinh tế của người lao động và cộng đồng, cũng như tính minh bạch của quá trình
ra quyết định có liên quan.
Bộ tiêu chuẩn chứng chỉ của tổ chức FSC (Forest Stewardship
Council – Hội đồng quản trị rừng quốc tế) là chứng chỉ được người dân ở các quốc
gia phát triển đánh giá cao và cũng là bộ tiêu chuẩn WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ
thiên nhiên) đề xuất áp dụng để đảm bảo trách nhiêm môi trường, lợi ích xã hội
cho con người và mục tiêu kinh tế từ việc quản lý rừng.
FSC là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động độc
lập, với mục tiêu phát triển hoạt động quản lý rừng bền vững. Chứng chỉ quản lý
rừng và chuỗi hành trình sản phẩm do FSC cung cấp được công nhận trên toàn thế
giới.
Gỗ có chứng chỉ và ngành gỗ Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
của Việt Nam luôn đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á, và đứng thứ 5 trên thế
giới với kim ngạch đạt gần 7 tỷ USD vào năm 2016. Việt Nam là thị trường chế biến
gỗ xuất khẩu lớn, tuy nhiên để đến được các thị trường giá trị cao đòi hỏi sản
phẩm đạt chứng chỉ quản lý rừng có trách nhiệm.
Do nguồn nguyên liệu gỗ trong nước không đáp ứng đủ tiêu chuẩn
nên Việt Nam phải nhập khẩu từ khoảng 4-4.5 triệu m3 nguyên liệu gỗ để làm hàng
xuất khẩu. Hiện tại, diện tích rừng ở Việt Nam được cấp chứng chỉ FSC là
230,000ha, trong đó rừng trồng chiếm 146,000ha, một con số còn khá khiêm tốn.
Điều này khiến ngành chế biến gỗ Việt Nam lệ thuộc lớn vào
nguồn gỗ nhập khẩu, đồng thời không tận dụng được nguồn gỗ nội địa và không tận
dụng được những giá trị gia tăng trong sản xuất và chế biến, lãng phí nguồn lực
của các doanh nghiệp trong nước vì sản xuất khối lượng lớn mặt hàng "có chứng
chỉ về tính bền vững" chỉ để xuất khẩu.
Vì sao bạn nên sử dụng sản phảm có chứng chỉ?
- Góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái
- Đóng góp vào việc đảm bảo quyền lợi của người dân sống gần
rừng và người lao động
- Góp phần giảm thiểu sự lãng phí các nguồn tài nguyên từ rừng
- Bảo đảm được sử dụng sản phẩm "sạch" không có
tác hại với sức khoẻ
- Ngoài ra, cũng góp phần giúp các doanh nghiệp quản lý và
kinh doanh “sạch và xanh” có được chỗ đứng vững chắc, cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét