Trong
lĩnh vực thực phẩm việc đảm bảo an toàn và vệ sinh là điều cực kì quan trọng vì
chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hiểu được vấn đề đó
bộ tiêu chuẩn ISO đã ra đời nhằm giúp cho việc đảm bảo những quy chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm được thực hiện đúng. Trong số đó có bao gồm 2 tiêu chuẩn
là HACCP và ISOS 22000.
HACCP LÀ GÌ?
HACCP là tên viết tắt của các chữ “Hazard Analysis Critical Control Point”. Có nghĩa là “phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn”.
• Theo như hiểu bieeut của chúng tôi thì HACCP là một công cụ hữu
hiệu giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể kiểm soát được vấn đề này.
• Theo một cách khác thì tiêu chuẩn HACCP là một hệ thống kiểm
soát việc các mối nguy hiểm và rủi ro cho an toàn thực phẩm trong suốt quá
trình sản xuất và chế biến.
Trong suốt khoảng thời gian ra đời và phát triển đến nay hơn 30 năm thì Hệ thống HACCP đã giúp giảm thiểu được rủi ro cho an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất chế biến. Lợi ích to lớn mà HACCP mang lại rất rõ ràng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Tại sao phải xây dựng hệ thống HACCP ?
HACCP
giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm xuống
mức thấp nhất.
HACCP
giúp xây dựng và bảo vệ các loại sản phẩm bị nhiễm bẩn từ các tác nhân sinh học,
hóa học và vật lý học qua đó giúp chứng minh được tính an toàn và đáng tin cậy
cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Các nguyên tắc của HACCP:
7 nguyên tắc:
– Nguyên tắc1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định các mối nguy tiềm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hướng tới an
toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng.
Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát
chúng.
– Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points)
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi
cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả
năng xuất hiện của chúng.
– Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn
Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống
chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm
giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ
– Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
– Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét