Mức xử phạt cho hành vi gian lận xăng dầu có thể lên đến 300 triệu

Với mức xử phạt mới cho hành vi gian lận xăng dầu thì mức cao nhất có thể lên đến 300 triệu đồng. Việc này đang được đánh giá là quá nhỏ so với lợi nhuận và hành vi này mang lại.

“Dư chấn” về vụ bắt giữ 2 triệu lít xăng giả tuồn ra thị trường và sau đó là kết quả kiểm nghiệm xăng A92 với 11/12 mẫu không đảm bảo tiêu chuẩn được sở KH&CN tỉnh Nghệ An công bố mới đây đã khiến cơ quan chức năng thêm một lần nữa phải tính toán phương án quản lý phát sinh trước những hành vi vô cùng tinh vi của “xăng tặc”.


Ông Trần Quốc Tuấn: Để tăng hiệu quả quản lý cũng như đủ sức răn đe thì trong thời gian tới sẽ phải có những biện pháp quản lý cùng những chế tài phù hợp

Vấn nạn xăng bẩn do pha trộn

Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa – Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết các lô hàng nhập khẩu chính ngạch cho thấy 100% các lô hàng đã được nhập khẩu chuẩn chất lượng.

“Qua công tác kiểm tra theo kế hoạch các cơ sở kinh doanh xăng dầu, nhìn chung các cơ sở chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, Tuy nhiên vẫn có một số cột đo xăng dầu bị đo sai chỉ số làm vượt quá phạm vi cho phép và có nhiều mẫu không đạt chỉ tiêu chất lượng.

“Trong quá trình kiểm tra phát hiện những vi phạm về chất lượng và đo lường trong kinh doanh xăng dầu, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã thực hiện ra Thông báo tạm dừng lưu thông lưu thông các lô xăng không đạt chất lượng và đã chuyển hồ sơ các vụ việc vi phạm chất lượng cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật’. ông Tuấn nói.

Giải pháp chống “xăng tặc”

Theo ông Trần Quốc Tuấn, để ngăn chặn tình trạng gian lận chất lượng, đo lường trong kinh doanh xăng dầu, Bộ KH&CN, Bộ Công an, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch 410/ KH-BCĐ 389 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng và đo lường trong kinh doanh xăng dầu trên phạm vi cả nước, chú trọng kiểm tra các cơ sở sản xuất pha chế xăng dầu.

Bên cạnh đó, quán triệt các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu và sử dụng phụ gia không thông dụng để sản xuất pha chế xăng dầu. Đồng thời, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung ứng cột đo xăng dầu thực hiện trách nhiệm của cơ sở trong việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm về đo lường trong sử dụng cột đo xăng dầu.

Hiện nay các vi phạm về chất lượng xăng dầu đều áp dụng theo Nghị định số 80/2013/NĐ-CP. Theo đó thì số tiền phạt với lĩnh vực đo lường cho cá nhân là 100 triệu đồng còn đối với tổ chức vi phạm sẽ là 200 triệu đồng tiền phạt. Trong lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng số tiền cao nhất cho tổ chức là 300 triệu đồng.


Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, nếu trong trường hợp vi phạm chất lượng xăng dầu ở mức chất lượng là hàng giả thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định của pháp luật tại Nghị định số tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 185/2013/ND-CP hoặc quy định của bộ luật hình sự.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét