Tăng cường ngăn chạn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng.

Trước tình trạng phân bón bị làm giả, kém chất lượng diễn ra phức tạp như hiện nay thì Tổng cục Hải Quan vừa có văn bản yêu cầu cục Hải Quan các tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng này. 


Cụ thể, Tổng cục Hải quan có văn bản số 7581/TCHQ-ĐTCBL yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm việc hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam. Văn bản này giúp đảm bảo quản lý đúng với mặt hàng phân bón xuất nhập khẩu.

Các chi cục cũng cần tăng cường công tác thu thập và xử lý nguồn thông tin cũng như nắm bắt tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu. Đặc biệt là các hàng hóa phân bón cần phải phát hiện kịp thời và ngăn chặn tình trạng nhập lậu trái phép phân bón giả, kém chất lượng vào thị trường Việt Nam.

Việc cần làm là thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tăng cường tuần tra, kiểm soát các cửa khẩu, đường mòn các tuyến đường vận chuyển như đường sắt, đường bộ, đường biển. Tìm cách phát hiện các cách mà hàng lậu được tuồn vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó các đơn vị cùng phải phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời rà soát cơ chế và chính sách về mặt hàng hóa phân bón nhằm phát hiện những bất cập và các nguy cơ tiềm ẩn như buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép các loại phân bón qua biên giới.

Công chức Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1 kiểm tra phân bón NK. Ảnh: báo Hải quan 

Trước đó, vào ngày 20/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.

Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất; buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn; quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.

Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, phân bón không được công nhận lưu hành khi: 1- Có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan; 2- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 3- Trùng tên với phân bón khác đã được công nhận lưu hành.


Phân bón bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi: 1- Có bằng chứng khoa học về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; 2- Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành; 3- Phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 nhận xét :