Từ 10/10/2018, giáo viên trung học phổ thông phải đảm bảo 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí


Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí.

 

Quy định này được ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2018. 

Việc ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông sẽ là căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đồng thời làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồ dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành giáo dục.

Bên cạnh đó, giúp cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông với 5 Tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Ảnh: báo Phú Yên 

Ngoài ra, việc ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cũng làm căn cứ để cơ sở đào tạo, bổi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

5 Tiêu chuẩn với 15 tiêu chí được quy định cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục: Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường. Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

Đi kèm với 5 tiêu chuẩn là 15 tiêu chí như: Đạo đức nhà giáo; phong cách nhà giáo; phát triển chuyên môn bản thân; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh...

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét