Mới đây Bộ TN &MT đã đề
nghị gửi Tổng cục Hải quan phối hợp triển khai với 5 thủ tục hành chính có liên
quan đế việc nhập khẩu phế liệu trên cơ chế một cửa quốc gia.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải
quan thì đơn vị này vừa có công văn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường để đề nghị
phối hợp triển khai chính thưc 6 thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc
gia. 5 trong số đó có liên quan đến thủ tục nhập khẩu phế liệu.
Thứ nhất, thủ tục cho phép nhập
khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm
làm nguyên liệu sản xuất; Thứ hai, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi
trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân
trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Thứ ba, cấp lại giấy xác nhận
đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất cho tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu
sản xuất (trường hợp Giấy xác nhận hết hạn); Thứ tư, cấp lại giấy xác nhận đủ
điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất (trong trường hợp giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng).
5 thủ tục liên quan tới nhập
khẩu phế liệu sẽ được triển khai trên cơ chế một cửa quốc gia. Ảnh minh họa/Tạp
chí Tài chính
Thứ năm, thông báo về lô hàng phế liệu nhập khẩu; Thứ sáu, cho phép đưa
nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương
mại.
Được biết, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc xây
dựng quy trình, tài liệu nghiệp vụ và xây dựng hệ thống đối với 6 thủ tục hành
chính để kết nối, triển khai chính thức qua Cơ chế một cửa quốc gia và có công
văn gửi Tổng cục Hải quan thực hiện các công việc tiếp theo để triển khai chính
thức. Sau khi hoàn thành việc triển khai 6 thủ tục hành chính này, Bộ Tài
Nguyên và Môi trường sẽ hoàn thành kế hoạch kết nối năm 2018.
Cũng liên quan đến việc quản lý phế liệu nhập khẩu, theo Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, thống kê đến ngày 6/9, số
container phế liệu tồn đọng quá 90 ngày - coi như vô chủ là khoảng trên 4.900
container. Ông Lê Công Thành cho biết, hướng xử lý với những container tồn đọng
này có thể phân làm 2 loại.
Đối với những lô hàng phế liệu do các tổ chức, cá nhân đủ điều
kiện nhập khẩu, sản xuất (có 116 tổ chức, chiếm 42%) thì cơ quan hải quan yêu
cầu khẩn trương làm thủ tục thông quan theo quy định. Còn các lô hàng phế liệu
không đáp ứng yêu cầu bảo đảm môi trường thì sẽ được xử lý theo hướng: Buộc tái
xuất hoặc tiêu huỷ và chi phí xử lý do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chi
trả.
Đối với các lô hàng phế liệu do 158 tổ chức, cá nhân nhập khẩu không có giấy
xác nhận (có 158 tổ chức, chiếm 58%) thì cơ quan hải quan tiếp tục xác minh các
tổ chức nhập khẩu và xử lý như các tổ chức buôn lậu phế liệu theo hướng xử lý
như trên.
Đối với các lô hàng phế liệu nhập khẩu vô chủ thì xác minh
các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xử lý như chất thải nguy hại hoặc tái chế.
Quá trình này phải thực hiện theo các quy định của Chính phủ, trình tự, thủ tục
xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản và thời hạn sau 5 tháng thì xử lý
theo quy trình này.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa