Theo kết quả thanh kiểm tra
công tác năm 2018 vừa được ban hành năm 2018 thì TP.HCM mới công bố có nhiều
sai phạm của các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn đã bị lộ diện. Trong năm 2018 thì các đoàn thanh kiểm tra an toàn thực phẩm của
thành phố đã thực hiện việc thanh kiểm tra 41.032 cơ sở và đã phát hiện được
hơn 11.912 trường hợp chiếm 27,8% số vụ vi phạm về an toàn thực phẩm. Có nhiều
cơ sở 2.780 cơ sở vi phạm đã bị phạt tiền với tổng số tiền phạt là gần 17 tỷ đồng.
TP.HCM kiểm soát chặt
chất lượng an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối trên địa bàn.
Theo
như thống kê của nhiều cơ quan chức năng về việc an toàn thực phẩm thì mỗi ngày
tại thành phố có đến 196 tấn thịt lợn, 24,5 tấn thịt gia cầm và khoảng hơn 1
tấn thịt trâu và thịt bò cùng hàng tân rau củ quả thủy sản được tiêu thụ.
Tính trong năm 2018 có nhièu vụ
vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện cũng như xử lý hàng loạt vi phạm hành
chính. Với nhiều vụ tiêu biểu như Công ty TNHH Hotel Students vì sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đảm
bảo an toàn; xử phạt hành chính tổng số tiền hơn 114 triệu đồng; yêu cầu cơ sở
ngưng hoạt động và buộc tiêu hủy 404kg nguyên liệu, 770kg hàng hóa sản phẩm
không nhãn mác, 808kg bán thành phẩm chưa ép vỉ, 214.320 viên đã ép vỉ (chưa
thành phẩm) và 13 sản phẩm được chứa đựng trong hơn 220 thùng sản phẩm thành
phẩm
Kiểm tra và xử lý vi phạm hành
chính đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh chả lụa không đảm bảo an toàn của ông
Nguyễn Văn Hải và hộ kinh doanh Ngọc Châu với tổng số tiền hơn 183 triệu đồng,
tiêu hủy hơn 30 tấn sản phẩm động vật. Ông Trần Minh Điền và bà Võ Mộng Cầm đã
sử dụng hóa chất để sơ chế bắp chuối bị phạt 68 triệu đồng, đình chỉ hoạt động
5 tháng, tiêu hủy 165kg hoa chuối và 45kg hàn the và bột tẩy trắng.
Về bếp
ăn tập thể, việc ghi chép 3 bước tại cơ sở có bếp ăn tập thể chưa cập nhật đúng
qui định theo hướng dẫn thực hiện kiểm tra 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ngoài ra, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM
cũng ghi nhận nhiều cơ sở tìm cách đối phó với việc thanh kiểm tra, chưa chấp
hành đầy đủ các qui định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đầy
đủ và bất chấp lợi nhuận mà nhiều cơ sở sản xuất chế biến các mặt hàng không
đảm bảo, an toàn cho sức khoẻ người
dân.
PGS.TS
Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM khẳng định,
thanh tra chính là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn. Hiện thành
phố dẫn đầu cả nước về số cơ sở bị kiểm tra và mức xử phạt. Hiện số thành viên
tập trung cho công tác thanh tra thực phẩm khoảng 300 người, các đội an toàn
thực phẩm phối hợp với các quận huyện khi gặp những trường hợp cần xử lý. Mô
hình thanh kiểm tra liên ngành cũng phát huy được tác dụng khi đã phát hiện và
xử lý nhiều cơ sở vi phạm.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét