Mexico hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ, đóng vai trò quan trọng là cửa ngõ hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường nội địa các nước khu vực này.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về SEDEX thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng SEDEX: Bộ Hồ Sơ, Biểu Mẫu, Checklist SEDEX. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mexico trong những năm qua liên tục được cải thiện và đạt trên 3,4 tỷ USD trong năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may và giày dép chiếm 12% tổng trị giá xuất khẩu. Hiện xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng may mặc nói riêng của Việt Nam sang Mexico vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Do đó, thương mại hai chiều đặc biệt là thương mại dệt may và giày dép được kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng đột phá trong thời gian tới, nhờ Hiệp định CPTPP.
Mexico xoá bỏ 77% dòng thuế cho hàng Việt .
Mexico là thị trường xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh sau Brazil. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 2,24 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mexico là điện thoại, giày dép, máy tính, hàng dệt may.
Với CPTPP, Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Theo Bộ Công Thương, một số mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Mexico là thuỷ sản như cá tôm đông lạnh, gạo, dệt may, da giày.
Dệt may, da giày: Hàng năm Mexico nhập khẩu khoảng 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1 tỷ USD hàng giày dép. Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, chiếm thị phần khoảng 6.5%. Về giày dép, thị phần của Việt Nam chiếm khoảng 30% với đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc (chiếm 35% thị phần). Hàng dệt may được Mexico xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16. Hàng da giày được Mexico xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 12. Ngày 1/3/2019, Mexico thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25-30% đối với sản phẩm dệt may và da giày từ các nước chưa có thỏa thuận FTA với quốc gia này. Đây là cơ hội để ta gia tăng thị phần tại thị trường này và thực tế kể từ sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, nhiều nhà nhập khẩu mới của Mexico quan tâm tìm hiểu nhà cung cấp của Việt Nam đối với các mặt hàng này.
Ngành công nghiệp dệt may Mexico có lịch sử lâu đời, có thế mạnh về dệt nhuộm hoàn tất, quản trị hệ thống, thiết kế thời trang. Đây cũng là những điểm hạn chế của dệt may Việt Nam. Vì vậy, hợp tác Việt Nam - Mexico được kỳ vọng sẽ tận dụng được thế mạnh của nhau trong ngành dệt may.
Do khoảng cách về địa lý quá xa khiến chi phí vận chuyển, giá thành đơn hàng tăng. Vì vậy, khi xuất khẩu sang Mexico, doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đặc biệt, tìm hiểu kỹ về văn hóa, thói quen của người tiêu dùng để có lựa chọn phân khúc phù hợp.
Để được tư vấn các tiêu chuẩn cho ngành may mặc bạn có thể liên hệ KNA CERT. Với dịch vụ tư vấn - đào tạo các tiêu chuẩn như Tiêu chuẩn WRAP, BSCI, SEDEX, C-TPAT.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa