TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN XÃ HỘI THEO TIÊU CHUẨN ISO 26000

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chính sách mở cửa giao lưu thương mại, các doanh nghiệp mong muốn xây dựng, phát triển bền vững, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các trách nhiệm xã hội, nâng cao năng suất hàng hóa và lao động thì việc tham gia chứng nhận tiêu chuẩn ISO 26000 là một điều cần thiết.



Hoạt động của tổ chức trong mối quan hệ với xã hội trở thành một phần quan trọng trong việc đo lường năng lực hoạt động chung và khả năng duy trì hoạt động một cách có hiệu quả của tổ chức đó. Điều này phản ánh sự thừa nhận gia tăng về nhu cầu đảm bảo hệ sinh thái lành mạnh, công bằng xã hội và điều hành tổ chức tốt. Về lâu dài, mọi hoạt động của các tổ chức phụ thuộc vào sự lành mạnh của hệ sinh thái thế giới.

Doanh nghiệp không chỉ tăng trưởng về doanh thu, sản phẩm, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường, mà còn phải thể hiện được trách nhiệm của mình đối với xã hội là những yếu tố để đánh giá sự thành công và tinh thần trách nhiệm của một tổ chức, doanh nghiệp. Để hướng dẫn doanh nghiệp về vấn đề này, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và Hội đồng Ưu tiên kinh tế - một tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội có trụ sở tại New York đã ban hành tiêu chuẩn ISO 26000. Vậy ISO 26000  là gì? Lợi ích và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp ra sao?

ISO 26000 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, và do đó nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2008

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 26000


Các doanh nghiệp, tổ chức muốn phát triển bền vững thì không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà còn phải đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo không gây nguy hại đến môi trường. Những nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ thấy rằng doanh nghiệp của mình muốn thành công lâu dài phải được xây dựng dựa trên những hoạt động kinh doanh đáng tin cậy và ngăn ngừa các hành vi như gian lận về kế toán và bóc lột lao động.


Ngoài ra,  đã có một số những tuyên bố về nguyên tắc ở mức độ cao liên quan đến Trách nhiệm xã hội, cũng như những chương trình và sáng kiến cá nhân về Trách nhiệm xã hội. Thách thức đặt ra là làm thế nào để đưa những nguyên tắc đó trở thành hành động và làm thế nào để thực hiện Trách nhiệm xã hội một cách có hiệu quả.


Với mong muốn cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo không gây nguy hại đến môi trường, mà hoạt động dựa trên trách nhiệm với xã hội nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh bền vững.
Những thách thức đặt ra là làm thế nào để giúp những nguyên tắc đó thành hành động và thực hiện trách nhiệm xã hội một cách có hiệu quả 

ISO 26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) được ban hành hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Nó sẽ được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình,quy mô, lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn này hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Khi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 26000 sẽ thiết kế, xây dựng bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết về các chiến lược cũng như trách nhiệm xã hội phù hợp với tổ chức để từ đó điều chỉnh được các chiến lược phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, văn hóa, chính trị, pháp lý. Giúp cho các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các vấn đề xã hội hay môi trường cụ thể cho doanh nghiệp. Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn ISO 260000 sẽ cam kết đảm bảo được cho người lao động có quyền lợi được làm việc trong một môi trường lành mạnh , đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe và các phúc lợi đi kèm, từ đó tạo thêm được niềm tin về sản phẩm, niềm tin của khách hàng và người tiêu dùng, nâng cao được hình ảnh của doanh nghiệp về mặt trách nhiệm xã hội, giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng năng suất, tối ưu hóa hiệu quả quản lý.  Không những thế, lợi ích khi tham gia chứng nhận ISO 26000 sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp chưa chứng nhận, thu hút được nhiều khách hàng và xâm nhập được vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu

Khi có chứng nhận tiêu chuẩn tư vấn ISO 26000 ngoài việc bổ sung đánh giá những thiếu sót cho công việc hiện tại về trách nhiệm xã hội thì còn mở rộng sự hiểu biết và thực thi trách nhiệm xã hội bằng cách: phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế về trách nhiệm xã hội, đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tải những nguyên tắc thành hành động có hiệu quả vì lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

   ĐĂNG KÍ NHẬN BỘ TÀI LIỆU CÁC TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NGAY !    


                     Bao gồm:  (Bộ Hồ Sơ, Biểu Mẫu, Checklist, vv )



    Blogger Comment
    Facebook Comment

1 nhận xét :