Trong bài viết này tôi xin chia sẻ đến bạ 8 bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả nhất giúp bạn đạt được chứng nhận ISO 9001:2015 một cách hiệu quả nhất.
Đã gần 15 năm kể từ khi Việt Nam quyết định áp dụng ISO 9001, một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới, cho tất cả các cơ quan công quyền. Mục đích là tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả của dịch vụ công. Một đánh giá gần đây đã khẳng định giá trị của hệ thống quản lý chất lượng ISO trong hoạt động hành chính công đối với các doanh nghiệp và cá nhân.
Bước 1. Xác định yêu cầu đầu vào và đầu ra mong đợi
Theo định nghĩa thì Quá trình là tập hợp các hoạt động có tương tác lẫn nhau để biến đổi ĐẦU VÀO thành ĐẦU RA. Vì vậy, quá trình có 3 yếu tố chính là ĐẦU VÀO, ĐẦU RA và CÁC HOẠT ĐỘNG. Trong 3 yếu tố này thì ĐẦU VÀO và ĐẦU RA có ý nghĩa đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến mục đích của quá trình (quá trình này để làm gì). (Lưu ý là trong mô hình quá trình trong ISO 9001:2015, đầu vào được hiểu là những yếu tố cần được biến đổi để thành đầu ra và thường là đầu ra của quá trình trước nó, và vì vậy không bao gồm đầy đủ các yếu tố Ms+E+I. Các yếu tố như Nhân lực, Thiết bị, Phương pháp, Môi trường được coi là các nguồn lực mà không phải là đầu vào trong bối cảnh ở đây). Việc xác định “Đầu vào yêu cầu” là xác định điều kiện cho quá trình và cũng là yêu cầu cho các quá trình trước đó. Việc xác định “Đầu ra mong đợi” là xác định các kết quả mà quá trình cần đạt được dựa trên xem xét đến yêu cầu từ các quá trình sau nó / khách hàng.
Bước 2. Xác định trình tự và sự tương tác giữa các quá trình
Theo quan điểm đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình khác (trước nó), các quá trình đã được xác định phát được tổ chức theo một trình tự nhất định phù hợp với quá trình “biến đổi đầu vào thành đầu ra” hay hình thành giá trị của sản phẩm và dịch vụ, và vì vậy tổ chức cần xác định trình tự của các quá trình (trong hệ thống) và hoạt động (trong các quá trình) làm cơ sở cho việc quản lý.
Bước 3. Xác định chuẩn mực và phương pháp của các quá trình
Theo định nghĩa quá trình, để có thể biến “đầu vào yêu cầu” thành “đầu ra mong đợi” thì “các hoạt động có tương tác lẫn nhau” phải được thực hiện theo những phương pháp xác định và đạt được các chuẩn mực xác định trên cơ sở xem xét đến cơ chế mà đầu vào được biến đổi thành đầu ra. Việc xác định được các chuẩn mực và phương pháp của các quá trình giúp tổ chức có thể quản lý được, và vì thế đạt được sự đáp ứng yêu cầu một cách ổn định của đầu ra. Đến đây bạn có thể trả lời được câu hỏi quy trình iso là gì ?
Bước 4. Phân công trách nhiệm và quyền hạn
Quá trình bao gồm các đầu vào, đầu ra và hoạt động. Các hoạt động cần được triển khai theo mô hình PDCA và trách nhiệm triển khai này cần được xác định rõ và phân công. Ngoài ra, các quyền hạn trong xem xét và ra quyết định, phân công và chỉ đạo đối với chuẩn mực của đầu vào, đầu ra, các hoạt động và phương pháp thực hiện cần được xác định rõ và phân công cụ thể. Việc xác định rõ và phân công cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn là cơ sở cho việc phối hợp, quản lý công việc và hoạch định năng lực nhân sự về sau.
XEM THÊM: chứng nhận ISO 22000 cho Doanh Nghiệp của bạn trong lĩnh vực thực phẩm
Bước 5. Đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết
Một khi các đầu vào, đầu ra, chuẩn mực, phương pháp, trách nhiệm và quyền hạn gắn với quá trình đã được làm rõ, tổ chức cần đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để có thể duy trì và cải tiến các yếu tố này thông qua chu trình xác định, cung cấp và duy trì. Các nguồn lực này bao gồm nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường thực hiện quá trình, các thiết bị đo và tri thức.
Bước 6. Giải quyết rủi ro và cơ hội
Rủi ro được định nghĩa là tác động của sự không chắc chắn lên một kết quả dự kiến. Khi tác động của sự không chắc chắn là tích cực thì tác động này được xem như một cơ hội. Như vậy, giải quyết rủi ro và cơ hội trong quản lý quá trình gắn với việc giải quyết sự không chắc chắn và/hoặc các tác động của nó đến các kết quả dự kiến của quá trình đó. Chu trình giải quyết này thông thường bao gồm nhận biết sự không chắc chắn, đánh giá khả năng xảy ra của sự không chắc chắn, xác định và đánh giá tác động đến các kết quả dự kiến, phát triển và triển khai đối sách. Những sự không chắc chắn có thể gắn với đầu vào, các nguồn lực và thông tin, bối cảnh nội bộ và bên ngoài có thể tác động đến quá trình.
Bước 7. Đánh giá và áp dụng thay đổi nhằm đạt kết quả
Chu trình PDCA là một trong 3 tiếp cận quan trọng của HTQLCL theo ISO 9001:2015, theo đó các quá trình được triển khai theo 4 bước Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh. Trong chu trình này, việc theo dõi và đánh giá giúp tổ chức xác định được mức độ thực hiện so với hoạch định. Các yếu tố cần theo dõi, đánh giá có thể bao gồm đầu vào, đầu ra, phương pháp, các nguồn lực và thông tin, các rủi ro và cơ hội. Kết quả theo dõi và đánh giá cung kích hoạt các điều chỉnh, thay đổi cần thiết để đạt được kết quả đã hoạch định.
Bước 8. Cải tiến quá trình và HTQLCL
Mục đích của việc áp dụng HTQLCL là nâng cao thỏa mãn khách hàng thông qua áp dụng một HTQLCL có hiệu lực, bao gồm các quá trình cải tiến và đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Để theo đuổi mục đích này, tổ chức cần nhận diện, lựa chọn các cơ hội cải tiến và triển khai các hành động cần thiết ở cả cấp quá trình và HTQLCL. Các nội dung cải tiến bao gồm sản phẩm và dịch vụ, sửa chữa – phòng ngừa – giảm thiểu các tác động không mong đợi, và cải tiến kết quả và tính hiệu lực của HTQLCL.
KNA CERT: nơi cung cấp thông tin – tài liệu ngành tiêu chuẩn ISO cùng dịch vụ Chứng nhận ISO 9001:2015 – Đào Tạo – chứng nhận ISO, cấp chứng chỉ ISO, uy tín chuyên nghiệp giấy chứng nhận ISO hiệu lực Quốc tế tư vấn, chứng nhận các tiêu chuẩn được công nhận quốc tế có hiệu lực toàn cầu. Đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm.
- Địa chỉ: 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Hà Nội Hotline: 0948.690.698
- Website: https://knacert.com.vn/
- Chỉ đường: g.page/KNACERTIFICATION?share
#tuvan #chungnhan #iso #tuvaniso #chungnhaniso #iso9001 #iso22000 #iso14001 #iso13485 #iso45001 #thuvientieuchuan #thu_vien_tieu_chuan
0 nhận xét :
Đăng nhận xét