Các bộ tiêu chuẩn ISO ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Khi một công ty thực hiện tuân thủ đầy đủ các yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO thì công ty đó sẽ được cấp chứng nhận ISO. Chứng chỉ ISO không chỉ là bằng chứng về sự uy tín của công ty mà còn rất có ích khi đấu thầu dự án và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Mặc dù
các tiêu chuẩn ISO được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) nhưng
tổ chức ISO lại không phải là đơn vị trực tiếp cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận
cho các doanh nghiệp theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Vậy ai có thể cấp chứng chỉ
ISO? Câu trả lời là những tổ chức chứng nhận ISO hoạt
động độc lập với tổ chức ISO và là thành viên được các diễn đàn, hiệp hội liên
quan đến lĩnh vực chứng nhận quốc tế công nhận sẽ là đơn vị có quyền chứng nhận
ISO cho doanh nghiệp.
Trước
hết, cần xác nhận xem tổ chức chứng nhận ISO có
được công nhận hay không? Tổ chức chứng nhận ISO phải
là một tổ chức đã thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Thứ
hai, tổ chức đó phải được ủy quyền và có thẩm quyền cấp chứng nhận về hệ thống
quản lý sau khi đánh giá. Tốt hơn hết là hãy lựa chọn những đơn vị có hợp tác
quốc tế trong hoạt động chứng nhận và được Diễn đàn Công nhận Quốc tế IAF thừa
nhận. Chứng chỉ ISO do những đơn vị đó cấp sẽ được công nhận trên phạm vi toàn
thế giới và hợp lệ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện tối thiểu để một đơn vị
có thể trở thành tổ chức chứng nhận ISO.
Trên
thực tế, các tổ chức chứng nhận hàng đầu là những tổ chức có tỷ lệ hoàn thành
chứng nhận 100%. Những đơn vị có tỷ lệ chứng nhận thành công cao thường sẽ thu
hút được nhiều khách hàng đang có nhu cầu chứng nhận hơn. Và nếu trong số các
khách hàng mà đơn vị đó từng hợp tác có sự xuất hiện của các doanh nghiệp lớn,
các tổ chức nổi tiếng thì sẽ càng tạo dựng được niềm tin giúp khách hàng yên
tâm sử dụng dịch vụ.
Để làm
được điều đó thì tổ chức chứng nhận ISO 45001:2018 cần sở hữu
đội ngũ chuyên gia đánh giá có năng lực, kinh nghiệm và đa dạng về chuyên môn.
Bởi mỗi một tiêu chuẩn ISO lại đề cập tới một hệ thống quản lý khác nhau nên nếu
tổ chức có các nhóm chuyên gia trên nhiều lĩnh vực ngành thì sẽ rất thuận lợi
trong hoạt động chứng nhận.
Ngoài
ra, để rút ngắn thời gian đánh giá và giúp quá trình đánh giá dễ dàng hơn, tổ chức chứng nhận ISO cần chọn ra kỹ thuật kiểm toán
dựa trên phương pháp hay nhất trong ngành để áp dụng. Quy trình đánh giá, chứng
nhận cũng cần được tổ chức chứng nhận ISO thông
báo cụ thể, rõ ràng cho doanh nghiệp để mọi hoạt động diễn ra một cách minh bạch,
công bằng, khách quan.
Mặc dù
chi phí không thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO, không nên tìm kiếm mức giá thấp
nhất để lựa chọn vì chất lượng phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu chứ ko phải
là chi phí. Nếu quá coi trọng chi phí, doanh nghiệp có thể gặp phải những đơn vị
chứng nhận không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực, có danh tiếng không tốt hoặc
chứng chỉ không được các khách hàng của mình công nhận. Tuy vậy yếu tố chí cũng
phần nào ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của doanh nghiệp. Không phải doanh
nghiệp nào cũng đủ khả năng chi trả nếu phí chứng nhận quá cao. Bởi vậy, một tổ chức chứng nhận ISO uy tín nên là một đơn vị vừa
duy trì được sự phù hợp cho hoạt động chứng nhận vừa đảm bảo được tính hợp lý về
mặt chi phí trong các dịch vụ.
Tóm lại,
việc lựa chọn được tổ chức chứng nhận ISO uy tín sẽ mang lại một số lợi ích
sau:
· Tổ chức chứng nhận ISO uy tín có khả năng cao trong
việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp.
· Tổ chức chứng nhận ISO uy tín còn đóng vai trò là người
hướng dẫn khách quan rất tốt cho doanh nghiệp
· Giấy
chứng nhận ISO được cấp bởi một tổ chức chứng nhận ISO uy
tín là bằng chứng đáng tin cậy cho việc thực hành tốt theo tiêu chuẩn của doanh
nghiệp.
· Chứng
chỉ ISO hợp lệ giúp giảm thủ tục giấy tờ và tăng tính hiệu quả bằng cách giảm
các cuộc kiểm toán khác cho doanh nghiệp
· Những
doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ ISO có giá trị sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội phát
triển và hợp tác hơn
Trên
đây là một số đặc điểm của một tổ chức chứng nhận ISO 9001:2015 uy
tín. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa
chọn đơn vị chứng nhận ISO cho hệ thống của mình.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét