Công nghệ lạc hậu khiến môi trường ngày càng ô nhiễm

Luật CGCN 2017 sẽ bao gồm các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn công nghệ lạc hậu khiến môi trường ô nhiễm.

Công nghệ lạc hậu khiến môi trường ngày càng ô nhiễm

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về môi trường. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm đó chính là các dự án đầu tư trong và ngoài nước sử dụng công nghệ lạc hậu và tiêu tốn năng lượng rất nhiều.



Để nói về vấn đề này thì Chủ nhiệm của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường ông Phan Xuân Dũng cho biết một số ngành, lĩnh vực vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu; Phần lớn các máy móc và thiết bị nhập khẩu đã lạc hậu và lỗi thời qua 2-3 thế hệ. Không những thế việc đi kèm với những giải pháp và quy trình cộng với bí quyết kỹ thuật. 
Rất cần phải có những giải pháp để kiểm soát luồng công nghệ nhập khẩu giúp ngăn chặn công nghệ cũ và lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và đồng thời không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh của Việt Nam và yêu cầu cải cách hành chính. 

Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ có quy định rõ ràng rằng : “hàng rào kỹ thuật” theo hướng khuyến khích chuyển giao công nghệ cao, máy móc, thiết bị có chứa công nghệ cao; công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; công nghệ tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có; công nghệ sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao…

Một trong những nguyên nhân khiến môi trường ngày càng bị ô nhiễm đó chính là công nghệ lạc hậu. 
Cùng với việc quy định khuyến khích chuyển giao, cấm chuyển giao, luật còn quy định cụ thể đối với công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong lãnh thổ Việt Nam.

“Hạn chế chuyển giao tức là doanh nghiệp vẫn được nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu, vì không bị cấm hẳn. Nếu vẫn quy định về hạn chế chuyển giao thì sẽ tạo kẽ hở nhập công nghệ cũ, lạc hậu, vì vậy, Luật chỉ nên quy định loại công nghệ nào bị cấm và loại nào được khuyến khích, chứ không nên quy định chung chung là hạn chế”, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bày tỏ quan điểm.

Để tránh tình trạng lợi dụng, theo ông Dũng, luật cần có quy định thẩm định công nghệ dự án đầu tư; trong đó dự án thuộc các chương trình trọng điểm quốc gia, dự án sử dụng vốn nhà nước có giá trị trên 100 tỷ đồng bắt buộc phải thẩm định. Việc thẩm định công nghệ phải được thực hiện bởi Hội đồng Thẩm định quốc gia.

Xử lý nghiêm nhà đầu tư mang công nghệ “cũ” về nước

Làn sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu đang tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ta. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp trong nước là rà soát lại mô hình kinh doanh; cải thiện phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ; không ngừng đổi mới công nghệ để thích ứng với thay đổi của thị trường.

Thách thức cũng đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút đầu tư nước ngoài và gia tăng nguồn lực phát triển. Mặt khác, phải kiểm soát được thực trạng công nghệ, nhất là công nghệ trong các dự án đầu tư, bảo đảm giữ gìn môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét