Với cùng một loại sản phẩm như nhau nhưng giá cả mỗi nơi lại
chênh lệch nhau khá nhiều, nhiều mặt hàng là hàng nhập khẩu nhưng đa phần lại
không có phần nhãn phụ bằng tiếng việt.
Đó là thực trạng hàng tiêu dùng Thái Lan trên thị trường khiến
cho người tiêu dùng không thể phân biệt.
Tràn lan hàng không nhãn mác tiếng Việt
Pv của chất lượng Việt Nam đã tìm hiểu và ghi nhận được một
số thông tin tại các cửa hàng kinh doanh về hàng nhập khẩu từ các nước Hàn Quốc,
Thái Lan vv. Nhiều trong số đó là những mặt hàng về mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng
vv. Chúng được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng bên trên bao bì nhãn đều không có
nhãn phụ theo quy định.
Sản phẩm Thái Lan được
bán tràn lan trên thị trường nhưng thông tin về sản phẩm lại không rõ ràng
Một cửa hàng chuyên đồ Thái Lan ở quận Cầu Gi ấy chúng tôi
có ghi nhận được việc có b ày bán rất nhiều loại hàng hóa mỹ phẩm từ Thái Lan
tuy nhiên tìm mỏi mắt chúng tôi cũng không nhận được một sản phẩm hay thông tin
nào về sản phẩm bằng tiếng việt. Thậm chí, có sản phẩm cùng thương hiệu, công dụng
chỉ khác màu sắc, bào bì ghi hoàn toàn bằng chữ Thái Lan khiến cho người mua rất
khó khăn trong việc chọn lựa.
Minh bạch thông tin nhờ nhãn phụ
Theo như Nghị định 43 về nhãn hàng hóa thì có quy định : "Hàng
hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những
nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung
bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng
tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Nhiều sản phẩm tiêu dùng Thái Lan bán trên thị trường không
có nhãn phụ bằng tiếng Việt
Đ ược biết tem phụ là một loại tem nhãn được dán nhãn trên
hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết về hàng hóa bằng
tiếng Việt đinh kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng NƯỚC NGOÀI TRƯỚC KHI ĐƯA RA
BÁN HOẶC LƯU LẠI THÔNG TIN GHI TRÊN THỊ TRƯỜNG. Tem phụ có một chức năng giúp
cơ quan có thể phân biệt được những hàng hóa nhập lậu.
Trên nhãn phụ phải chứa đựng đầy đủ các thông tin sau đây:
Hướng dẫn sử dụng; Thành phần công thức đầy đủ; Tên nước sản xuất; Tên và địa
chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Định lượng
thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích; Số lô sản xuất; Ngày sản xuất hoặc
hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng; Lưu ý về an toàn khi sử dụng (nếu
có)…”
Việc không dán tem nhãn phụ bằng tiếng Việt trên sản phẩm nhập
khẩu đã vi phạm Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng, gây khó khăn cho người
tiêu dùng trong việc tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, thành phần, cách sử dụng
và bảo quản, nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng chính hãng, hàng nhập lậu…, đồng
thời gây khó khăn trong công tác quản lý thị trường cho cơ quan chức năng.
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái và cả hàng kém chất lượng
đội lôi, các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng cần chọn mua sản phẩm tại
những nơi có uy tín, đọc kỹ nhãn sản phẩm vàột
0 nhận xét :
Đăng nhận xét