Tìm hiểu về CSR 1.0 và bốn cấp độ phát triển

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) về cơ bản được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến vì một xã phát triển bền vững bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận.

Theo như tác giả cuốn “CSR 2.0 - kỷ nguyên của trách nhiệm tiến sĩ Wanney Visser  cho biết CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được ra đời từ các nước phát triển. Khi mà biểu hiện đầu tiên của CSR chính là các hoạt động từ thiện đã tồn tại rất lâu trong lịch sử nhân loại. Cũng theo tác giả, lịch sử CSR đã phát triển từ CSR 1.0 lên CSR 2.0.

Cấp độ 1 hay còn gọi là “thời kỳ của sự tham lam”, bắt đầu từ năm 1972 và kết thúc năm 2008 cùng sự sụp đổ của các tập đoàn lớn như Enron năm 2001, Lehman năm 2007 gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Đây là giai đoạn doanh nghiệp thực hiện CSR nhằm tối đa hóa lợi nhuận bất chấp mọi tác hại gây ra cho cộng đồng xã hội.

Qua các Công ty đa quốc gia mà CSR đã du nhập vào Việt Nam từ đó. CSR cho đến nay không còn quá mới ở Việt Nam nhưng cách Doanh Nghiệp hiện nay phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở cấp độ làm từ thiện.

Cấp độ 2 bắt đầu từ cuối 1889 và phát triển cực thịnh vào năm 2008 gắn với dấu mốc nhà tài phiệt đồng thời cũng là nhà đạo đức học Warrant Buffet tài trợ 31 tỉ USD cho quỹ Melinda Gates Foundation. Lịch sử ghi nhận chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện khoảng 2.5000 năm trước công nguyên.



Chủ nghĩa nhân đạo có nguồn gốc lâu đời ở Châu Âu mà sau này còn ghi lại nhiều dấu ấn của xã hội Mỹ với những cái tên như Rockefeller, Bill Gates. Các chương trình CSR thiện nguyện được ra đời do các doanh nghiệp trích hoặc đầu tư tiền ủng hộ cộng đồng để giải quyết một số vấn đề xã hội. Thực hiện CSR theo cách này có thể nhất thời giúp đỡ các nhóm cộng đồng tổn thương, nhưng lâu dài không góp phần xây dựng năng lực cho họ khi đối mặt với khó khăn, thử thách.

CSR marketing xã hội cấp độ 3 gắn liền với chủ nghĩa tiêu dùng xuất hiện ở Mỹ những năm 1960. Một điều đáng ghi nhớ là các chiến dịch CSR giai đoạn này rất phổ biến ở các ngành nghề sản xuất và dịch vụ như hóa chất, thuốc lá, bia rượu, khí đốt, và tài chính. Bởi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các ngành nghề này đã gây ra những hệ lụy trực tiếp đối với người tiêu dùng và xã hội.
Cấp độ cuối cùng của CSR 1.0 được gắn chặt chẽ với chức năng quản lý. Chúng được thể chế hóa thành những bộ quy tắc ứng xử. Chứng chỉ ISO, Labour Codes, là những ví dụ của các nguyên tắc CSR liên quan đến quy trình quản lý chất lượng và người lao động đã được thể chế hóa.

CSR giai đoạn này được giám sát bởi các tổ chức và báo cáo quốc tế như Ngân hàng Thế giới, quỹ phòng chống tham nhũng của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc, tuyên bố chung về phát triển bền vững Johannesburg... Tựu chung lại, doanh nghiệp thực hiện CSR một cách hệ thống, bài bản, có chế tài giám sát.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐĂNG KÍ NHẬN BỘ TÀI LIỆU CÁC TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NGAY !    

                     Bao gồm:  (Bộ Hồ Sơ, Biểu Mẫu, Checklist, vv )

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét