Nội dung hoàn toàn tương thích
Tất cả các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý, dù do ISO hay IEC… ban hành đều có nội dung gồm 10 khoản mục cơ bản: Phạm vi áp dụng; tài liệu tham chiếu; thuật ngữ và định nghĩa, bối cảnh của tổ chức, sự lãnh đạo, hoạch định, hỗ trợ, thực hiện; đánh giá việc thực hiện, cải tiến. Không những vậy, toàn bộ nội dung tiêu chuẩn cũng như từng điều khoản đều tuân thủ chu trình quản lý PDCA. Việc áp dụng tiêu chuẩn vào từng quốc gia thành viên ISO, IEC… cũng trở nên dễ dàng hơn so với trước.
Đã có kinh nghiệm tư vấn áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý
Sau nhiều năm đổi mới chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc triển khai, tuyên truyền và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Những bộ tiêu chuẩn đã trở nên quen thuộc ở Việt Nam như ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000… Nhiều đơn vị tư vấn 100% vốn của Việt Nam cũng đã có thể tự tin khi tư vấn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý cho các công ty 100% vốn nước ngoài.
Áp dụng các tiêu chuẩn ISO nói chung trong doanh nghiệp, tổ chức, mục đích chính là nhằm tạo ra một hệ thống cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ổn định và phù hợp với tình hình hiện tại. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng áp dụng thành công.
Nhận thức của Lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu khi áp dụng một tiêu chuẩn quốc tế vào một doanh nghiệp. Việc cấp chứng chỉ không quan trọng bằng tiêu chuẩn đã được áp dụng vào doanh nghiệp như thế nào, có hiệu quả không, cần cải tiến những gì mỗi lần tái đánh giá v.v… Tuy nhiên rất nhiều lãnh đạo tại các công ty chỉ quan tâm có được giấy chứng nhận để trưng bày, quảng cáo, tuyên truyền… không thực sự quan tâm hiệu quả. Hiện chỉ khoảng 30% doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO là thực sự có hiệu quả, cho nên khó khăn lớn nhất vẫn là nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về công dụng và tính hiệu quả của các tiêu chuẩn ISO…
Chúng ta đã biết, hầu hết doanh nghiệp ở Việt Nam đều đã áp dụng và được chứng nhận ISO 9001, ISO 14001 hay ISO 22000… và những quy trình ISO thì luôn đòi hỏi phải được tuân thủ, áp dụng và liên tục cải tiến. Bên cạnh đó, việc tư vấn áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn hay bổ sung một tiêu chuẩn quản lý mới như quản lý kinh doanh liên tục ISO 22301 là cả một vấn đề về kinh phí, thời gian và nhân lực. Đây là bài toán hóc búa cho doanh nghiệp.
Biện pháp khắc phục cho những hạn chế nêu trên phải xuất phát từ chính mong muốn cải tiến quy trình quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ chuyên gia để ISO 22301 có thể được khai áp dụng một cách chính xác, đầy đủ, khách quan và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét