Thực phẩm an toàn
giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thế nhưng, vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm đang tạo ra nhiều lo lắng cho người tiêu dùng. Đó chính
là lí do mà nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn BRC để tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng.
Câu
hỏi 1: BRC là tiêu chuẩn do hiệp hội, tổ chức nào ban hành?
BRC/IFS
FOOD là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc
(British Retailer Consortium - BRC) ban hành vào năm 1998, nhằm kiểm soát chất
lượng và an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nhà sản xuất thực phẩm
cung cấp hàng hóa mang nhãn hiệu của các nhà bán lẻ vào thị trường bán lẻ Anh
Quốc.
BRC đặc biệt phổ biến trong thị trường Châu Âu, Châu Á, Hoa Kì các quốc
gia nói tiếng anh. Một chứng nhận được công nhận ở hầu hết các nhà bán lẻ Anh.
Tiêu chuẩn này đã được công nhận bởi Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu
(GFSI), một tổ chức phi lợi nhuận phục vụ nhà bán lẻ/nhà sản xuất. Hiện nay, có hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm ở hơn 80 quốc
gia đã thực hiện tiêu chuẩn này.
Câu hỏi 2: Quá trình phát triển của bộ tiêu chuẩn BRC
- Năm 1990: Được ban hành như Luật An toàn Thực phẩm EU
- Năm 1998: BRC Food Standard: Các nhà cung cấp cho các
Tập đoàn Bán lẻ - Kinh doanh và Phân phối sản phẩm theo thương hiệu của họ
- Năm 2005: BRC Global Standard - Food
- Tháng 7/2008: BRC Global Standard - Food: Issue 5
- Tháng 1/2012: BRC Global Standard - Food: Issue 6
- Tháng 1/2015: BRC Global Standard - Food: Issue 7
- Tháng 8/2018: BRC Global Standard - Food: Issue 8
Câu hỏi 3: BRC bao
gồm những loại chứng nhận nào?
Tiêu chuẩn BRC có hai loại chứng nhận,
bao gồm BRC Food – chứng nhận về an toàn thực phẩm và BRC IOP – chứng nhận về
bao bì sản phẩm.
Nếu anh chị đang tìm hiểu về BRC thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đây.
Câu
hỏi 4: Chứng nhận BRC dành cho đối tượng nào?
Tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu - BRC thiết lập các yêu cầu về chế biến thực
phẩm, được áp dụng cho các tổ chức bao gồm: các cơ sở / công ty / nhà máy thực
hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung (ví dụ: thủy sản,
rau củ quả, nước uống, bia, rượu, dầu ăn,…)
Tiêu
chuẩn không áp dụng cho các hoat động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối
hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự
nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm.
Câu
hỏi 5: Doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu gì để có thể áp dụng tiêu chuẩn
BRC?
Để phù hợp với tiêu chuẩn, doanh nghiêp
phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Áp dụng và thực thi tiêu chuẩn HACCP.
- Có hệ thống quản lý chất lượng hữu
hiệu và được văn bản hóa.
- Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường
của nhà máy, sản phẩm, quy trình chế biến và con người.
Câu
hỏi 6: Chứng nhận BRC sẽ mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống này được tạo ra nhằm mục đích giúp các nhà bán lẻ thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cung cấp
đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ. Nó đưa ra
các yêu cầu để kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm bắt đầu từ việc cung cấp
giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng.
Cụ thể, những lợi ích mà BRC đem lại cho doanh nghiệp là:
- Tăng thêm sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng
suất và đồng thời nâng cao được giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người
nông dân
- Mở rộng thị trường mới với yêu cầu đòi hỏi khắt
khe hơn về an toàn chất lượng
- Giảm được các thủ tục, công đoạn đánh giá của
nhà cung cấp
- Đáp ứng được các yêu cầu của đối tác thương mại,
được thừa nhận và chấp nhận của thị trường Anh Quốc
- Thực hiện các yêu cầu về an toàn thực phẩm, đảm
bảo an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác kinh
doanh và người tiêu dùng đối với chất lượng của sản phẩm
- Khẳng định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
đã được kiểm soát chặt chẽ, tối ưu hóa được chất lượng và quy trình sản xuất.
Câu
hỏi 7: Tiêu chuẩn BRC bao gồm 7 yếu tố nào?
1. Cam
kết: Cam kết mạnh mẽ để phát triển liên tục từ quản lý cấp cao.
2. Hệ
thống HACCP: Có áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro HACCP dựa trên Codex
Alimentarius
3. Hệ
thống quản lý chất lượng: Có hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm dựa
trên tiêu chuẩn ISO 9001
4. Tiêu
chuẩn nhà xưởng: Một kì vọng cho môi trường sản xuất bao gồm có cách bố trí, bảo
trì các tòa nhà và cơ sở, có kiểm soát dịch hại và quản lý nguồn chất thải một
cách có hệ thống.
5. Kiểm
soát sản phẩm: Có những yêu cầu về kiểm tra sản phẩm.
6. Quy
trình kiểm soát: Cần thiết lập một quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm
chặt chẽ.
7. Nhân
viên: Tiêu chuẩn cho nhân viên trực tiếp làm việc trong nhà máy như quần áo bảo
hộ, vệ sinh cá nhân và được huấn luyện thường xuyên.
Câu
hỏi 8: Các nguyên tắc cơ bản của BRC là gì?
Lãnh đạo cấp cao của công ty phải thể hiện họ hoàn toàn
cam kết thực hiện các yêu cầu của Tiêu Chuẩn Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm. Việc
này phải bao gồm sự cung cấp nguồn lực thích hợp, thông tin hiệu quả, hệ thống
xem xét và hành động để liên tục cải tiến có hiệu quả. Các cơ hội cải tiến phải
được nhận diện, thực hiện và ghi chép đầy đủ các yêu cầu.
- Lãnh đạo cấp cao của công ty phải cung cấp nguồn nhân
lực và tài chính theo yêu cầu để thực hiện và cải tiến các quá trình của hệ thống
quản lý chất lượng và kế hoạch an toàn thực phẩm.
- Phải có kênh thông tin và báo cáo rõ ràng cho lãnh đạo
cấp cao từ phòng ban có trách nhiệm đối với việc giám sát sự tuân thủ Tiêu Chuẩn
Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm. Các phòng ban phải báo cáo thường xuyên hiệu quả
thực hiện.
- Lãnh đạo cấp cao của công ty phải đảm bảo rằng các mục
tiêu về an toàn và chất lượng thực phẩm được thiết lập, văn bản hóa, giám sát
và xem xét.
- Lãnh đạo cấp cao của công ty phải đảm bảo rằng có quy
trình để nhận diện và quan tâm tới các vấn đề an toàn và hợp pháp ở cấp độ chiến
lược.
- Lãnh đạo cấp cao của công ty phải có trách nhiệm đối
với các quá trình xem xét.
- Quá trình xem xét phải được thực hiện theo kế hoạch
thích hợp, tối thiểu là hàng năm, để đảm bảo thẩm định kế hoạch an toàn thực phẩm
và sự phù hợp, thích đáng và hiệu quả của hệ thống HACCP.
- Quá trình xem xét phải bao gồm:
+ Đánh giá nội bộ, bên thứ
hai, bên thứ ba.
+ Tài liệu về xem xét lãnh đạo
lần trước, các kế hoạch hành động và khung thời gian.
+ Các chỉ số đo lường, khiếu nại
và phản hồi của khách hàng.
+ Các sự cố, các hành động khắc
phục, các kết quả vượt quá thông số kỹ thuật và các vật tư không phù hợp.
+ Quy trình thực hiện và sai lệch
đối với các thông số đã xác định
+ Xem xét hệ thống HACCP
+ Sự phát triển thông tin khoa
học liên quan với các sản phẩm trong phạm vi áp dụng.
+ Các yêu cầu về nguồn lực
- Hồ sơ của họp xem xét lãnh đạo phải được ghi chép đầy
đủ và lưu giữ.
- Các quyết định và các hành động được thỏa thuận trong
quá trình xem xét phải được thông tin một cách hiệu quả tới nhân viên, và các hành
động được thực hiện trong thời gian đã định. Các hồ sơ phải được cập nhật khi
các hành động đã hoàn tất.
- Công ty phải có phiên bản hiện hành của Tiêu Chuẩn
Toàn Cầu về An Toàn Thực Phẩm
- Công ty phải duy trì chứng nhận theo Tiêu Chuẩn Toàn
Cầu về An Toàn Thực Phẩm bằng cách lên kế hoạch hiệu quả để đảm bảo rằng chứng
nhận không bị quá hạn.
- Lãnh đạo sản xuất cấp cao nhất của cơ sở
phải tham dự cuộc họp khai mạc và kết thúc.
- Lãnh đạo cấp cao phải đảm bảo rằng các điểm không phù
hợp trong lần đánh giá trước đã được khắc phục hiệu quả.
Câu hỏi 9: Chứng nhận BRC phiên bản 8 có gì khác biệt so với phiên bản
trước đó?
Các yêu cầu của phiên bản 8 thể hiện sự tiến triển của các phát biển trước
đó, nhấn mạnh vào cam kết quản lý, một chương trìnhan toàn thực phẩm dựa trên
phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và hệ thống quản lý chất
lượng bổ trợ. Trọng tâm của phiên bản này:
1. Khuyến
khích phát triển văn hóa an toàn sản phẩm
2. Mở rộng
các yêu cầu về giám sát môi trường để phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của
kỹ thuật này
3. Khuyến
khích các đơn vị áp dụng phát triển hơn nữa các hệ thống an ninh và phòng vệ thực
phẩm
4. Bổ
sung làm rõ các yêu cầu đối với các khu vực high-risk, high-care và ambient
high-care
5. Thiết
lập cách tiếp cận mới cho quá trình đánh giá và báo cáo đánh giá tập trung hơn
vào hoạt động của nhà máy và cam kết quản lý
6. Đảm
bảo khả năng ứng dụng toàn cầu và đối sánh với Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn
cầu (GFSI)
Việc thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho các thực hành tốt nhất về an toàn
thực phẩm, chứng nhận BRC Global Standard Food Safety cho phép các nhà cung cấp
trên toàn thế giới cho khách hàng biết rằng họ đang duy trì các tiêu chuẩn cao
nhất về an toàn, chất lượng và tuân thủ các yêu cầu pháp luật. Các đánh giá
theo phiên bản 8 bắt đầu vào tháng 2 năm 2019.
Câu
hỏi 10: Tổ chức chứng nhận BRC uy tín tại Việt Nam?
KNA Cert (KNA CERTIFICATION) là một trong những tổ
chức có đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ đào tạo chứng nhận BRC tại Việt
Nam. KNA được đánh giá là một trong những tổ chức tư vấn, đào tạo và
đánh giá chứng nhận uy tín. Sử dụng dịch vụ tại KNA Cert, chúng tôi sẽ giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách tối đa và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất
có thể trong việc làm thủ tục đăng ký đánh giá chứng nhận.
Tổ chức chứng
nhận KNA đã tư vấn, đào tạo cho nhiều tổ chức doanh nghiệp sản xuất, chế biến và
kinh doanh trong ngành thực phẩm. Các chuyên gia đánh giá của KNA giàu kinh nghiệm, chuyên viên tư
vấn nắm rõ các văn bản pháp luật để hỗ trợ những vướng mắc tốt nhất cho đơn vị.
Với sự trợ giúp của KNA, doanh
nghiệp sẽ được chứng nhận và công nhận rộng rãi về chất lượng, an toàn và hợp
pháp của sản phẩm thực phẩm. KNA được công nhận cho lĩnh vực đánh giá chứng
nhận theo tiêu chuẩn BRC An toàn thực phẩm (BRC Global Standard for Food Safety)
và tiêu chuẩn BRC cho Bao bì (BRC IOP Packaging Standard). Ngoài
ra, KNA cũng có thể đánh giá thực phẩm trọn gói trong chuỗi cung cấp để tiết
kiệm thời gian và chi phí của bạn.
Để được
đào tạo chứng nhận BRC, xin liên hệ với KNA Cert.
· Thông tin liên hệ: Công ty TNHH
Chứng Nhận KNA
· Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà
Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, HN.
· Chi Nhánh: Tầng 2, Tòa nhà Thủy Lợi
4, 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM.
· Tell: 093.2211.786 – 02438.268.222
0 nhận xét :
Đăng nhận xét