Vào 9 tháng đầu năm 2018 thì tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ là 1,168 tỷ USD và tăng hơn 4,5% so với năm 2017.
Công nhân chế biến gỗ ép công nghiệp. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
ủy ban Đồng Nai đã có sự phối hợp giữa sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị Định hướng phát triển bền vững ngành chế biến gỗ. Cùng nhau tháo gỡ những vưỡng mắc và khó khăn để phát triển ngành chế biến gỗ.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 200.000 ha rừng và đất nông nghiệp. Trong số đó có khoảng 40.000 ha rừng phòng hộ và 35.000 ha rừng sản xuất. Đây là một nguồn cung cấp khá dồi dào cho chế biến gỗ, đưa Đồng Nai trở thành một trong những thủ phủ ngành gỗ của cả nước.
Tuy có nguồn cung khá dồi dào nhưng sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ này còn gặp khá nhiều khó khăn và còn nhiều vướng mắc.
Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp cũng chỉ ra, về việc vay vốn xoay vòng ở ngân hàng để sản xuất, tạo nguồn cung cho chế biến gỗ còn nhiều bất cập.
Theo quy định ngân hàng chỉ cho vay vốn trong vòng 5 năm, tuy nhiên với cây gỗ nếu chỉ trồng 5 năm là phải chặt để xoay vòng vốn thì giá trị khai thác rất thấp, gỗ non không đủ tiêu chuẩn để sản xuất các mặt hàng gỗ. Do đó, cần có chính sách đặc thù riêng cho ngành gỗ khi vay vốn tại các ngân hàng.
Trong buổi hội nghị thì các chủ doanh nghiệp gỗ trên địa bàn cả nước cũng cho rằng để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và giúp hỗ trợ chia sẻ các kinh nghiệm sản xuất với nhau. Tuy nhiên hiện nay sự liên kết đó còn khá lỏng lẻo và yếu. Chính nhiều Doanh Nghiệp còn chưa tìm đúng hướng đi và có nhiều lung túng với các chính sách và quy định khác nhau.
Nhiều chính sách được quan tâm như trồng rừng kết hợp với khai thác đúng cách. Áp dụng chính sách các tiêu chuẩn FSC/COC cho các sản phẩm từ gỗ khai thác và cả rừng trồng có chứng nhận FSC.
Theo ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp sản xuất gỗ, lâm sản gặp phải, chính quyền địa phương sẽ ghi nhận, tổng hợp và sớm có giải pháp để tháo gỡ. UBND tỉnh Đồng Nai giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tra, rà soát kỹ thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp để xây dựng Đề án sản xuất, chế biến lâm sản bền vững của Đồng Nai.
Phối hợp cùng Sở Công Thương thực hiện rà soát các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phát hiện và thành lập mới các cụm công nghiệp, di dời các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào cụm công nghiệp để quản lý về môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất.
Ông Võ Văn Chánh yêu cầu Hiệp hội Doanh nghiệp và Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai cần nâng cao vai trò, chức năng của mình, tạo sự liên kết, kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Vì các hiệp hội chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp, cung cấp cho các doanh nghiệp những quy định, cơ chế chính sách của Nhà nước về hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp…/.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét