Bằng việc áp dụng 2 công cụ 5S và TPM đã giúp cho Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng gia tăng năng suất chất lượng và đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi.
Việc duy trì hiệu suất của các loại thiết bị tổng thể TPM chính là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản. Sau đó được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất hiện nay trên toàn thế giới.
Phương pháp này cho biết việc vận hành các loại máy móc tại phân xưởng sản xuất do công nhân vận hành được thực hiện. Còn việc bảo dưỡng máy móc mới sẽ giao cho một bộ phận chuyên trách khác. Tuy nhiên với mức độ tự động hóa ngày cang gia tăng hiện nay thì hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa đòi hỏi nhiều nhân lực chuyên môn cho bộ phận bảo dưỡng, thậm chí có khi còn cao hơn số lượng công nhân vận hành. Điều này khiến các nhà quản lý phải tìm cách thay đổi.
Theo đó, công nhân vận hành phải đảm nhiệm cả công việc bảo dưỡng hàng ngày còn bộ phận bảo dưỡng chuyên trách sẽ quản lý và đảm nhiệm các công tác bảo dưỡng quan trọng định kỳ. Từ đây khái niệm tự chủ bảo dưỡng (Autonomous Maintenance – AM), một yếu tố quan trọng của TPM được xuất hiện.
Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 đã áp dụng công cụ 5S và phương pháp TPM nhằm tăng năng suất chất lượng trong sản xuất. Ảnh minh họa
Với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất sơn bột tĩnh điện với thương hiệu Selax cũng đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng các công cụ năng suất chất lượng trong việc sản xuất. Ngay trong năm 2019 công ty đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng các công cụ năng suất chất lượng trong sản xuất như 5S, TPM
Việc áp dụng 5S giúp hỗ trợ rất lớn cho các công cụ quản lý năng suất chất lượng hiệu quả hơn. Cụ thể, chương trình thí điểm áp dụng TPM do Bộ Công Thương hỗ trợ tại Công ty Cổ phần sơn Hải Phòng số 2 diễn ra trong vòng 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 12/2019 đã đem lại những hiệu quả nhất định.
Nhờ việc áp dụng 5S mà thời gian hiệu chỉnh được rút ngắn. Mỗi lần chuyển đổi từ sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác giảm đáng kể. Đồng thời các thao tác thừa và vệ sinh cũng được đơn giản hơn đi rất nhiều.
Bộ phận cơ điện của Công ty cũng đã ghi nhận những chuyển biến tích cực khi việc thu thập dữ liệu sự cố để tính toán hai chỉ số thời gian trung bình sửa chữa (MTTR) và thời gian giữa hai lần xảy ra sự cố (MTBF) đã bắt đầu được áp dụng, nhân viên bộ phận cơ điện đã cởi mở hơn với việc ghi chép, lưu trữ dữ liệu để quản lý máy móc tốt hơn thay vì luôn phải bị động khắc phục sự cố.
Với việc cải tiến hoạt động khi áp dụng các công cụ cải tiến thì Công ty Sơn Hải Phòng số 2 đã nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo đã tổ chức đánh giá 5S định kì hàng tháng và đánh giá cải tiến sau khi kết thúc chương trình thí điểm TPM.
Bên cạnh tuyên dương khen thưởng kịp thời, Công ty cũng thường xuyên cử Cán bộ công nhân viên tham gia các khóa đào tạo, thăm quan học tập các nhà máy cùng lĩnh vực ở trong và ngoài nước. Ban TPM của Công ty bao gồm các thành viên trẻ, có kiến thức và nhiệt huyết với hoạt động cải tiến, hứa hẹn sẽ giúp Công ty đạt nhiều bước tiến hơn nữa trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong tương lai.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét