Khi
kinh tế xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu tiêu
dùng thực phẩm cũng như đòi hỏi của khách hàng về an toàn vệ sinh ngày càng
tăng cao. Mắc sai lầm trong cung cấp thực phẩm ra thị trường sẽ rất nguy hiêm
và phải trả một cái giá khá đắt. Nhận biết được tầm quan trọng này, các quốc
gia đã cùng nhau thống nhất đưa ra tiêu chuẩn chung để tạo ra khuôn khổ yêu cầu,
nếu thỏa mãn tất cả yêu cầu, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận đảm bảo an
toàn thực phẩm mang tính
quốc tế. Đây cũng là lý do ra đời của chứng nhận ISO 22000.
TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?
ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng, công nhận và có giá trị trên
toàn thế giới. Áp dụng và đạt được chứng
nhận ISO 22000 là minh chứng cho việc doanh nghiệp có hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm đảm bảo và các sản phẩm tạo ra đều có chất lượng tốt và an toàn
với người tiêu dùng.
Bộ
tiêu chuẩn được ban hành lần đầu tiên vào năm 2005. Phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018 được công bố vào ngày
20/06/2018 với những cải tiến phù hợp hơn với thực trạng xã hội.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỨNG NHẬN ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 áp dụng cho
các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô và loại
hình bao gồm từ khâu chăn nuôi, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh, bán lẻ hay các
công ty cung cấp thiết bị sản xuất, chát phụ gia, bao bì đóng gói....
Đảm bảo
an toàn thực phẩm là khống chế và đề phòng tất cả các mối nguy liên quan đến thực
phẩm. Các mối nguy này có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình
tạo ra và cung cấp thực phẩm, nên việc có hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt cho
toàn bộ chuỗi thực phẩm là vô cùng cần thiết. Do đó, an toàn thực phẩm là trách
nhiệm và nghĩa vụ chung, chỉ có thể được đảm bảo khi tất cả các bên liên quan
cùng nỗ lực cố gắng thực hiện.
Với
tình hình các vấn đề về thực phẩm xuất hiện ngày càng nhiều, các doanh nghiệp
thiết lập hệ thống quản lý dựa trên tiêu
chuẩn ISO 22000 có thể chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn thực
phẩm đối với xã hội bằng các kết quả đánh giá doanh nghiệp có hiệu lực từ các tổ
chức chứng nhận. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn ổn định ở mức tốt,
thỏa mãn các yêu cầu về an toàn thực phẩm của khách hàng.
An
toàn thực phẩm luôn phải là mục tiêu hướng tới đầu tiên của các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người
tiêu dùng, mà còn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến uy tín các cơ sở sản
xuất, công ty vận chuyển hay các đơn vị phân phối sản phẩm, thậm chí còn có thể
ảnh hưởng đến độ tín nhiệm của chính phủ đối với các doanh nghiệp đó.
Vì vậy,
việc thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng và đạt được chứng nhận an toàn thực phẩm có một vai trò quan trọng và có ý
nghĩa sâu rộng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét