Bước vào thế kỷ XXI, công nghiệp điện tử giữ vai trò quan trọng trong hệ thống công nghiệp trên thế giới. Đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều quốc gia với nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng tồn tại không ít những thách thức. Để giúp các doanh nghiệp điện và điện tử tháo gỡ các rào cản thương mại quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý của mình trên những khía cạnh như: chất lượng, môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, bảo mật thông tin,…, các tổ chức phi chính phủ đã cùng nhau nghiên cứu, biên soạn các bộ tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực công nghiệp điện tử.
Có thể thấy ngành công nghiệp điện và điện tử
đang phát triển mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực đa dạng, trong đó có sự góp mặt của các
nhà sản xuất, nhà cung cấp, đại lý, nhà bán lẻ, kỹ sư điện, thợ điện và công
đoàn. Công nghiệp điện và điện tử đã và đang phát triển với tốc độ nhanh
chóng với việc phát minh ra các công nghệ tiên tiến và nhu cầu ngày càng tăng của
thị trường đối với hàng hóa điện & điện tử. Để nâng cao hiệu quả quản lý
cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh, hiện có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng
các bộ tiêu chuẩn quốc tế liên quan tới lĩnh vực điện tử vào hệ thống của mình,
trong đó có các bộ tiêu chuẩn ISO do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban
hành.
Để được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế, một
cơ quan độc lập được công nhận phải đánh giá doanh nghiệp điện & điện tử
theo các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng và xác minh rằng tổ chức của bạn đáp ứng
các yêu cầu đó. Giấy chứng nhận ISO sẽ đưa doanh nghiệp vượt lên trên đối
thủ một bước. Chứng chỉ ISO chứng minh cho khách hàng và các bên quan tâm
biết công ty của bạn có một hệ thống kiểm soát, đo lường hiệu quả. Nhờ áp dụng
tiêu chuẩn ISO, quy trình kinh doanh được nâng cấp, cải thiện hiệu suất lao động,
thúc đẩy tiêu dùng lặp lại, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, gia
tăng thị phần và sự hài lòng của khách hàng.
Có nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến
lĩnh vực điện và điện tử. Tùy vào nhu cầu và bối cảnh mà doanh nghiệp có thể lựa
chọn một tiêu chuẩn phù hợp, cũng có thể tích hợp đồng thời các tiêu chuẩn nếu
thấy cần thiết. Tiêu chuẩn đầu tiên có thể kể tới là ISO 9001:2015. Tiêu chuẩn
này gồm các yêu cầu dành cho hệ thống quản lý chất lượng và được áp dụng cho mọi
loại hình tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 cung cấp hệ thống quản lý chất lượng
dựa trên nguyên tắc xác định rủi ro hiệu quả. Hoạt động tư vấn ISO 9001 tập trung vào việc nâng cao các nguyên tắc QMS
tương ứng với sự hài lòng của khách hàng, khả năng lãnh đạo, sự tham gia của mọi
người trong hoạt động của doanh nghiệp điện & điện tử.
Thứ hai là tiêu chuẩn ISO 14001:2015. ISO 14001: 2015 không nêu các
tiêu chí cụ thể về hoạt động môi trường mà xoáy quanh nội dung đánh giá môi trường,
đánh giá rủi ro, đo lường kết quả hoạt động môi trường để bảo vệ môi trường và ứng
phó với các tình huống môi trường đang thay đổi do tác động của hoạt động kinh
doanh. Từ đó hướng tới việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh
doanh lên môi trường chung, đảm bảo sự phát triển bền vững. Chứng nhận ISO 14001 đảm bảo hiệu quả
cho Hệ thống Quản lý Môi trường của một doanh
nghiệp điện & điện tử.
Ngoài ra có thể kể đến tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Tiêu chuẩn
này ra đời nhằm thay thế cho OHSAS 18001 hướng tới mục tiêu hoàn thiện hệ thống
quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Trên cơ sở tạo ra sự an toàn và ổn
định trong chính nội bộ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Ngoài
ra, các doanh nghiệp điện điện tử còn có thể áp dụng các tiêu chuẩn khác như
ISO 27001 (Hệ thống quản lý an toàn thông tin), ISO 10002 (Hệ thống quản lý
tuân thủ),…
0 nhận xét :
Đăng nhận xét