Vai trò của ISO 9001 trong ngành dệt may

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có ngành dệt may.

Ngành dệt may có nhiều hoạt động phức tạp và tạo ra nhiều thách thức cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 để giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng đầu ra, tăng cường mức độ hài lòng của khách hàng. Một số doanh nghiệp dệt may xem chứng chỉ ISO như một “tấm vé thông hành” cần thiết để xuất khấu. Tuy nhiên đây chỉ là một phần lợi ích mà chứng nhận ISO 9001:2015 đem lại, Điều quan trọng trong ngành dệt may là mối quan hệ cấp thiết giữa chất lượng của nguyên vật liệu và chất lượng của sản phẩm cuối cùng, Tiêu chuẩn ISO 9001 cho phép doanh nghiệp dệt may nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu và chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Ngành may mặc đang bước vào gia đoạn thay đổi lớn. Để bắt kịp với yêu cầu của thị trường, ngành may mặc dựa nhiều hơn vào các loại vải cùng hàng hóa chất lượng và sáng tạo. Nhưng đổi mới trong lĩnh vực dệt nano, sản phẩm không dệt, dệt điện, dệt y tế đang mang lại nhiều cơ hội mới. Nhất là khi có nhiều đơn vị may mặc tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế thì chứng nhận ISO càng trở thành điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của họ trên thị trường quốc tế.

Việc thực hiện ISO 9001 giúp ngành ngành dệt may nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sản phẩm bị lỗi và công đoạn gia công lại. Hơn thế, chứng chỉ ISO 9001 còn đóng vai trò như một công cụ tiếp thị giúp nâng cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp. Các công ty được chứng nhận ISO 9001:2015 tập trung nhiều hơn vào chất lượng và hoạt động của hệ thống, nó cũng tạo động lực thúc đẩy nhân viên nâng cao năng suất lao động. Phân tích chi tiết sẽ nhận thấy chi phí thực hiện ISO 9001 tương đối rẻ hơn so với những lợi ích mà nó đem lại cho doanh nghiệp.

Ông Snehakar Bansal – Giám đốc của Prathibha Syntex Pvt Ltd – Một thương hiệu thời trang chuyên các sản phẩm từ sợi nhận định: Sức hấp dẫn của ISO 9001:2015 tới từ khả năng cải thiện các quy trình khác nhau của một tổ chức, dựa trên nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa nó làm tăng niềm tin của khách hàng nhờ cam kết về chất lượng sản phẩm và chất lượng nguyên liệu của nhà cung cấp. Bansal chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn của mình về lĩnh vực dệt may: Cạnh trang là bản chất của thị trường và luôn dẫn đầu là chìa khóa để tồn tại. Trước tình hình gia tăng cạnh tranh, doanh nghiệp cần cung cấp cho khách hàng của mình một yếu tố khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, giá cả và công nghệ và ISO 9001 sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt đó. ISO 9001 cung cấp một khuôn khổ và cách tiếp cận có hệ thống để quản lý các quy trình kinh doanh tạo ra một sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách hàng. Khi thấy chứng nhận ISO 9001, khách hàng sẽ yên tâm sản phẩm, dịch vụ mà họ lựa chọn tuân thủ theo các quy định được chấp nhận trên toàn cầu. Thức tế, ISO 9001 đã mang lại những thay đổi tích cực cho Pratibha, ISO 9001 cải thiện cơ sở chất lượng và giúp các sản phẩm của Pratibha góp mặt trên thị trường Quốc tế, đồng thời gia tăng lượng khách hàng. ISO giúp Pratibha tăng năng suất và tiết kiệm đáng kể thời gian cũng như chi phí nhờ đạt được tỷ lệ sai sót thấp hơn và ít phải làm lại hơn.

Ông N.Thirukkumarian – Giám đốc điều hành Esstee Exports – Thương hiệu lâu đời trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu quần áo may sẵn dệt kim thừa nhận: “Nếu chúng tôi tuân thủ tiêu chuẩn ISO, chúng tôi có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm. Trong ngành may mặc, ngay từ khâu mua sợi đến đóng gói thành phẩm, hệ thống ISO sẽ đảm bảo chất lượng hơn so với một công ty không được chứng nhận”. Thirukkumarian nhấn mạnh việc sở hữu giấy chứng nhận ISO 9001:2015 đã giúp Esstee chiếm được thị phần tương đối trên thị trường xuất khẩu. Ông nói: "Trên thị trường toàn cầu, khách hàng nào cũng đặt ra câu hỏi đầu tiên là liệu nhà máy có được chứng nhận ISO 9001hay không. Đây là yêu cầu đầu tiên để có được bất kỳ đơn hàng xuất khẩu nào."

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét