Nguyên nhân nào dẫn tới việc tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về hệ thống quản lý chất lượng lại không phát huy tác dụng trong bối cảnh chất lượng sản phẩm Việt Nam luôn là vấn đề đau đầu của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng?
Tiêu chuẩn ISO 9001 không
còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 9001 thường truyền thông rằng
họ đã có giấy chứng nhận này. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn nhấn mạnh là
sản phẩm của họ “đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001” để tạo ấn tượng
với người tiêu dùng. Tuy nhiên giấy chứng nhận ISO 9001:2015 không cấp cho sản phẩm cụ thể nào mà cấp cho doanh
nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn
quốc tế. Điều này đặt ra thực tế cùng là doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2015, nhưng sản
phẩm của doanh nghiệp nào được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại
thường có chất lượng khác với sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất truyền thống.
Nhiều doanh nghiệp có giấy
chứng nhận ISO lại hay than phiền là họ không thấy hiệu quả, thậm chí còn cảm
thấy phiền khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này. Vậy vì sao một tiêu
chuẩn quốc tế, được dày công nghiên cứu và khuyến khích áp dụng lại không đáp
ứng được mong đợi của nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam. Trước hết, không ít
doanh nghiệp tìm mọi cách, kể cả cách thức không chính thống, để lấy được giấy
chứng nhận ISO và xem như đã hoàn thành nhiệm vụ. Những doanh nghiệp xem chứng chỉ ISO 9001 như giấy thông hành
để đối phó với một số đối tác nước ngoài hay chỉ đơn giản là một loại bằng cấp
để khoe khoang hơn là sự cam kết theo đuổi mục tiêu chất lượng. Một số doanh
nghiệp khác sau khi có chứng chỉ thì lập tức lãng quên những yêu cầu, quy định,
hướng dẫn công việc đã được soạn thảo và quay lại với thói quen làm việc cũ.
Nguyên nhân thứ hai xuất
phát từ quá trình đào tạo ISO 9001. Không phải chuyên gia tư vấn ISO 9001 nào cũng hiểu hết về bộ tiêu chuẩn. Họ tư vấn cho
doanh nghiệp chuẩn bị tài liệu quá phức tạp hoặc thiếu nội dung, hướng dẫn
triển khai thực hiện không phù hợp với thực tế. Bởi vậy, nếu người soạn thảo văn
bản không am hiểu công việc và đặc thù doanh nghiệp mình, hoặc kỹ năng viết
lách, trình bày thiếu logic thì rất dễ tạo ra những văn bản “cho có” để đáp ứng
ISO mà không có tính khả thi. Sự không khoa học của những văn bản này sẽ khiến hoạt
động của doanh nghiệp bị bó buộc, thiếu linh hoạt, thậm chí phức tạp hơn là lúc
chưa có ISO.
Nguyên nhân thứ ba tới từ sự
quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp đến ISO 9001. Một kết quả thống
kê cho thấy nhiều lỗi vi phạm ISO lại do chính lãnh đạo cao nhất của doanh
nghiệp mắc phải. Một số lãnh đạo doanh nghiệp tự tay ký ban hành các quy chế,
quy định nhưng cũng là người vi phạm các quy chế, quy trình đó. Nếu lãnh đạo
không làm gương thì rất khó để nhân viên tuân thủ. Lúc bấy giờ chứng chỉ ISO 9001 sẽ chỉ là lớp vỏ bọc
bên ngoài hào nhoáng hơn là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của
tổ chức.
Cuối cùng, nhưng không kém
quan trọng là nhiều doanh nghiệp đặt kỳ vọng quá nhiều vào ISO 9001 để rồi thất
vọng. ISO không giải quyết được tất cả vấn đề về sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. ISO 9001 chỉ đưa ra những yêu cầu chung đối với một hệ thống quản lý
chất lượng, giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu của pháp luật. ISO 9001. Ngay cả khi
các sản phẩm làm ra có chất lượng rất cao thì cũng không có gì đảm bảo rằng sản
phẩm đó sẽ được tiêu thụ tốt nếu doanh nghiệp không có những hoạt động quảng
bá, xây dựng thương hiệu, bán hàng, hậu mãi.
Dịch vụ Chứng nhận ISO 22000 giá rẻ chi phí thấp
Trả lờiXóaCấp giấy Chứng chỉ ISO 22000 uy tín
Trả lờiXóa