Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt
Nam 2018 – Chuyên đề nông nghiệp, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ đã nhận định rằng, trong thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đặc
đã có những bước tiến mạnh mẽ.
"Có
thể nói, thời gian qua với sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, chúng ta đã có từ 3.300 đến
3.700 doanh nghiệp, 33.000 hộ trang trại, hàng nghìn hợp tác xã lớn. Tính 4
tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng 11,9% so với cùng kỳ
2017, trong đó giá trị xuất khẩu nông sản đạt 6,5 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thủy
sản ước đạt 2,4 tỷ USD... Thặng dư ngành nông nghiệp dự kiến vượt 9 tỷ USD
trong năm nay", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng các sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam cần đáp ứng các chuẩn mới có thể tiêu thụ tốt. Ảnh: Phong Lâm
Cũng theo
Bộ trưởng Dũng, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có mặt ở 180 quốc gia và vùng
lãnh thổ, thậm chí một số sản phẩm đã đạt được những tiêu chuẩn ngặt nghèo để đi vào các thị
trường khó tính như Mỹ, Australia.
Cùng về vấn
đề trên, theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược
phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện các sản phẩm nông nghiệp của
Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài bởi
sự thay đổi quy mô thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng.
Ông Sơn
chia sẻ với tốc độ tăng dân số hiện nay, năm 2035 chúng ta có nửa số dân chuyển
sang dân số thành thị và còn tăng liên tục. Đi kèm với công nghiệp hóa, thu nhập
của người dân về nông sản cũng tăng lên rõ rệt. Dẫn chứng theo số liệu của
World Bank, ông cho biết, đến năm 2030 kết cấu tiêu dùng trong bữa ăn của dân
cư sẽ thay đổi nhiều trong đó nhu cầu về rau, thịt sẽ tăng.
Nhắc lại
đề nghị của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, khi nói hội nhập mọi người thường để ý đến quốc tế mà hay quên thị trường trong nước,
ông Sơn cho rằng, kết cấu nền nông nghiệp thay đổi rõ rệt, chăn nuôi và ngành
thủy sản tăng lên, trồng trọt kết cấu thay đổi và toàn ngành cũng thay đổi. Đa
dạng hóa sẽ đem lại thu nhập cho người nông dân. Theo ông, thị trường quốc tế,
nhu cầu đang thay đổi ghê gớm, nhất là ở các nước đang phát triển.
"7 tỷ
người sẽ tăng lên 9 tỷ người, thì lúc đó nhu cầu ngũ cốc, sữa, rau quả thịt đều
tăng mạnh. Điều này mở ra điều kiện cho Việt Nam. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam và Thái Lan có lợi thế nhất", chuyên gia Đặng Kim Sơn nói.
Nông sản
cần ‘chuẩn’ để vươn xa hơn
Theo nhận
định của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, nông nghiệp Việt Nam thời gian qua mặc dù đã
có những bước đột phá nhưng nếu Việt Nam chỉ sản xuất ra nhưng không chế biến
thì cũng không thể tiêu thụ tốt, đặc biệt là với những bất cập trong quản lý vật
tư đầu vào, yếu tố thị trường, chưa tổ chức được thị trường trong nước.
Bộ trưởng
chỉ rõ điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam là thiếu tính liên kết giữa các sản phẩm
nông nghiệp xuyên quốc gia với các sản phẩm của tỉnh và các làng xã, và địa
phương.
"Chúng
ta cần thời gian và hành động tích cực để xử lý vấn đề này. Chúng ta sản xuất
ra nhưng chúng ta không chế biến tốt, không đảm bảo, tiêu chuẩn, quy chuẩn,
không thể kết nối và tiêu thụ tốt được”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Một vấn đề
khác được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu ra là vấn để xử lý nguồn gốc đất. Thực tế,
để giải quyết những bất cập trên, Việt Nam phải lấy thị trường làm mục tiêu,
tiêu chuẩn thị trường làm thước đo đáp ứng yêu cầu trong và ngoài nước.
Cùng
chung nhận định trên, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng
Việt Nam Chất lượng cao cho rằng, con át chủ bài của nông nghiệp Việt Nam là
chuẩn chất và giá trị gia tăng. "Nông dân và doanh nghiệp của chúng
ta ít tiêu chuẩn quá, nhất là tiêu chuẩn quốc tế", chuyên gia này nói.
Bà dẫn
câu chuyện thực tế tại An Giang vốn là một nơi nổi tiếng nề nếp, người nông dân
làm ăn lớn. Bà đã hỏi những doanh nghiệp tại đây câu hỏi "Tiêu chuẩn của
các anh là gì" thì họ cho biết không có tiêu chuẩn nào cả. "Họ nhấn mạnh,
chúng tôi thật thà lắm, chị phải tin tôi chứ. Tôi nói không được, các anh làm
quốc tế phải có tiêu chuẩn, cam kết bằng giấy tờ", bà Hạnh kể.
Vấn đề tiếp
theo đặt ra là chế biến nông sản. "Khi chế biến có hai vấn đề, đó là
nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm. Chốt lại, tôi muốn nhấn mạnh
chúng ta chỉ cần lập một nhóm nghiên cứu thị trường làm thiết thực và tổ chức
những nhóm chuyên gia trẻ đi các hội trợ quốc tế uy tín, hai giải pháp này theo
tôi nếu làm được sẽ rất có lợi cho người dân", bà Hạnh kết luận.
Bên cạnh
đó, theo Quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Việt
Nam cần đầu tư hạ tầng thương mại. Hiện chúng ta có hơn 8.000 chợ gồm chợ đầu mối,
chợ loại II, siêu thị nhưng hành vi tiêu dùng của người dân là "tiện đâu
mua đó" chưa phân loại.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét